Trong seminar lần này, với sự tham gia của trên 100 chuyên gia đến từ Hàn Quốc và các trường Đại học Y –Dược TPHCM, Trường Đại học Y khoa Vinh; Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng; Trường Đại học Phan Châu Trinh; Khoa Y- Dược Đại học Đà Nẵng và Thầy Cô các Khoa/Bộ môn Lâm sàng của Trường Đại học Y Dược Huế.
Mở đầu seminar, GS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ về những nỗ lực của Nhà trường trong việc tăng cường chất lượng đào tạo, xác định vai trò của hoạt động chuyên môn độc lập (Entrustable Professional Activity-EPA).
Tiếp sau là phần trình bày của GS. Na Sang Hoon, Trưởng nhóm quản lí chương trình Giáo dục y khoa (HPE) của học bổng LJW tại Trường Y Đại học quốc gia Seoul về kinh nghiệm xây dựng và phát triển mô hình hoạt động chuyên môn độc lập EPAs ở Hàn Quốc.
Hoạt động chuyên môn độc lập (Entrustable Professional Activity-EPA) là những yêu cầu về thực hành chuyên môn được xác định là nhiệm vụ và trách nhiệm mà sinh viên mong đợi có năng lực thực hiện không cần sự giám sát, từ đó sinh viên Y khoa sau khi tốt nghiệp có thể hoàn thành tốt trách nhiệm của người thầy thuốc tuyến cơ sở và tham gia học tập nâng cao trình độ sau đại học. Trường Đại học Y - Dược Huế đã có chủ trương triển khai thí điểm đánh giá hoạt động chuyên môn độc lập (EPA) trong các vòng luân khoa (VLK) lâm sàng từ năm 2020 cho sinh viên được đào tạo theo chương trình Y khoa đổi mới, được thiết kế theo phương thức đảo chiều (backward curriculum design) theo hướng tích hợp, dựa trên năng lực, lấy người học làm trung tâm, được tích cực chuẩn bị từ năm 2016 và bắt đầu triển khai năm thứ nhất từ năm 2018, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Trường Y khoa Đại học Harvard và tổ chức HAIVN, Hoa Kỳ.
Seminar là dịp quý để các chuyên gia quốc tế và trong nước chia sẻ về những khái niệm và vai trò của hoạt động chuyên môn độc lập (EPA), cách đánh giá trong thực hành lâm sàng đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm xây dựng và phát triển EPA. Nhà trường sẽ tiếp tục phát huy tối đa các nguồn lực và các thành quả của chương trình đổi mới Y khoa tích hợp dựa trên năng lực, duy trì và nhân rộng, áp dụng nhiều EPAs cho chương trình Y khoa nhằm nâng cao năng lực người học, song song với việc triển khai mở rộng trong các chương trình giảng dạy các ngành học khác như Răng hàm mặt, Y học cổ truyền, Điều dưỡng, …
GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu
GS. Na Sang Hoon, Trưởng nhóm quản lí chương trình Giáo dục y khoa (HPE) của học bổng LJW tại Trường Y Đại học quốc gia Seoul
Hội trường diễn ra seminar