QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

SỨ MẠNG

Đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng có chất lượng cao về năng lực thực hành chăm sóc, quản lý và phát triển nghề nghiệp, hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp dựa trên chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. 

TẦM NHÌN

Phát triển khoa Điều dưỡng trở thành một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu về Điều dưỡng hàng đầu cả nước vào năm 2030 và tiên phong trong việc đào tạo Điều dưỡng theo năng lực đạt tiêu chuẩn Quốc tế vào năm 2040.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Tri thức – Nhân ái

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

Tinh hoa - Khai phóng - Phụng sự

     Tinh hoa - Khoa học sức khỏe đòi hỏi người dạy và người học phải xuất phát từ những điều tinh túy và tốt đẹp nhất để phát triển những phẩm chất và năng lực tốt nhất. Giáo dục khoa học sức khỏe nhằm tạo ra và gìn giữ lực lượng tinh hoa để chăm lo sức khỏe, phục vụ cho đại chúng.

     Khai phóng - Giáo dục hướng đến khai phóng, thực hiện sứ mạng phát triển tiềm năng của con người, thông qua việc lĩnh hội tri thức của nhân loại để hình thành các năng lực chuẩn mực cần thiết cho nghĩa vụ công dân, công việc và cuộc sống. Giáo dục khai phóng là giáo dục toàn diện, dựa trên năng lực và lấy người học làm trung tâm.   

     Phụng sự – Phụng sự là suốt đời hành nghề vô tư, trong sáng để cống hiến tận tụy cho Tổ quốc, cho lý tưởng và nghề nghiệp. Giáo dục khai phóng là để phụng sự và phụng sự là môi trường tốt nhất để tiếp tục khai phóng tiềm năng và giá trị của bản thân. Giáo dục khai phóng và phụng sự là để hướng đến các giá trị tri thức và nhân ái.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo người học/ sinh viên trở thành người Điều dưỡng có kiến thức và kỹ năng hành nghề theo chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam; có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tự chủ và trách nhiệm; có năng lực nghiên cứu khoa học, ứng dụng, lãnh đạo, khởi nghiệp và năng lực hội nhập quốc tế. 

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trưởng Khoa: TS.BS. Hồ Duy Bính

Phó trưởng Khoa: TS.BS. Đào Nguyễn Diệu Trang

Khoa Điều dưỡng hiện có 23 cán bộ cơ hữu, trong đó có 2 Phó Giáo sư, 4 Tiến sĩ Y khoa, 3 Tiến sĩ Điều dưỡng, 8 Thạc sĩ, 1 Giảng viên đang làm nghiên cứu sinh, 2 học viên thạc sĩ ở nước ngoài và 4 cử nhân. Giảng viên của Khoa đã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sau đại học và những khóa đạo tào ngắn hạn tại các nước tiên tiến trên thế giới. Ngoài đội ngũ cán bộ cơ hữu, Khoa còn có trên 50 cán bộ kiêm nhiệm ở các khoa, bộ môn của Trường tham gia vào chương trình đào tạo điều dưỡng.

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

1. Chức năng: Là đơn vị tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; thực hiện nhiệm vụ đào tạo và tiến hành sinh hoạt chuyên môn; bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học; quản lý cơ sở vật chất được giao sử dụng; chịu sự quản lý toàn diện, trực tiếp về tổ chức, bộ máy, tài chính và hoạt động của Trường.

2. Nhiệm vụ:

- Quản lý GV, CBVC, NLĐ và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu Trưởng.

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Trường, bao gồm: xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, module liên quan bảo đảm tính thống nhất và toàn diện; biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của Trường; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố và đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động.

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa.

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng đào tạo và cải tiến chất lượng liên tục.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, người lao động, người học; xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động khác thuộc khoa.

- Tổ chức quản lý và đánh giá viên chức, người lao động trong khoa; tham gia đánh giá viên chức quản lý trong trường theo quy định của Đại học Huế và Trường.

BAN LÃNH ĐẠO VÀ CÁN BỘ QUA CÁC THỜI KỲ

- Năm 1999 - 2009: Trưởng Khoa là BSCKII. Trần Đức Thái.

- Năm 2009 - 2020: Trưởng Khoa là PGS.TS. Lê Văn An.

- Năm 2021 đến nay, Trưởng Khoa là TS. BSCKII. Hồ Duy Bính

HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO       

Hàng năm Khoa Điều dưỡng tiếp nhận hơn 200 sinh viên với quy mô tuyển sinh cả nước. Trong những năm tới, Khoa có kế hoạch tiếp tục mở rộng quy mô tuyển sinh, loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy, hợp tác toàn diện với các trường và tổ chức điều dưỡng trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm thực hiện tốt công tác cung cấp nguồn nhân lực điều dưỡng chất lượng cao vào công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Hiện nay Khoa đang thực hiện các chương trình đào tạo sau:

1. Về đào tạo đại học:

- CNĐD đa khoa chính quy: hệ tập trung 4 năm

- ĐD liên thông chính quy từ Cao đẳng: hệ tập trung 1,5 năm

- ĐD liên thông vừa làm vừa học từ Cao đẳng các chuyên ngành ĐD đa khoa, Hộ sinh: hệ tập trung 2 năm.

2. Về đào tạo sau đại học:

- Từ năm 2011, Khoa Điều dưỡng – Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế là đơn vị đầu tiên trong cả nước được Bộ Y Tế cho phép đào tạo chương trình Chuyên Khoa 1 chuyên nghành Điều dưỡng với số lượng sinh viên tăng dần qua các năm và trải rộng ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Hiện tại, Khoa Điều dưỡng – Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế đã phối hợp với các bệnh viện trong cả nước để tiến hành đào tạo cho các học viên chuyên khoa 1 ở các tỉnh thành như Huế, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đà Nẵng, Tiền Giang.

- Từ năm 2017, Khoa Điều dưỡng bắt đầu chương trình đào tạo Thạc sĩ Chuyên nghành Điều dưỡng liên kết với Đại học Khon Kaen, Thái Lan.

- Từ năm 2019 – 2020, mở chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên nghành Điều dưỡng trong nước.

Ngoài ra, Khoa Điều dưỡng – Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế đã tổ chức nhiều chuyên đề và các khóa CME cho các học viên sau đại học như: nghiên cứu khoa học, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, quản lý điều dưỡng, hồi sức tim phổi cơ bản (Basic Life Support – BLS).

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

Khoa Điều dưỡng có mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhiều trường và tổ chức Điều dưỡng trên thế giới như Hoa kỳ, Anh, Canada, Úc, Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Nepal, Thái Lan ... trong đó đã ký kết biên bản hợp tác với trên 20 trường Đại học và tổ chức điều dưỡng Quốc tế.

Hằng năm Khoa tiếp nhận trên 100 lượt chuyên gia và sinh viên quốc tế đến làm việc, giảng dạy và học tập thông qua các chương trình hợp tác trao đổi nhân lực. Cũng thông qua hoạt động hợp tác quốc tế, hằng năm có từ 20-30 lượt cán bộ và sinh viên của Khoa có cơ hội làm việc, giảng dạy và học tập ở nước ngoài; trên 60 xuất học bổng hàng năm được dành riêng cho sinh viên Khoa Điều dưỡng.

Khoa đã và đang xây dựng nhiều chương trình thực tập để thu hút các sinh viên Quốc tế như chương trình thực hành điều dưỡng lâm sàng ở các khoa lâm sàng của bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, chương trình đạo tạo lại ngắn hạn; chương trình thực hành điều dưỡng cộng đồng ở các địa điểm thực tập cộng đồng tại TP Huế và các huyện Nam đông, A Lưới, Phong Điền, Quảng Điền, Hương trà. Ngoài ra, Khoa cũng kết hợp với các đối tác nước ngoài tổ chức các hoạt động xã hội, nâng cao chất lượng sống và sức khỏe cho cộng đồng địa phương.

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Cán bộ Khoa Điều dưỡng đã và đang thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường và cấp Bộ, các đề tài NCKH hợp tác với các trường và tổ chức điều dưỡng Quốc tế có uy tín, có nhiều sáng kiến cải tiến về y khoa, điều dưỡng và giảng dạy. Hằng năm, nhiều đề tài khoa học của CBVC khoa Điều dưỡng được báo cáo tại các hội nghị trong nước và quốc tế cũng như đăng ở các tạp chí có uy tín.

Từ năm học 2008-2009, sinh viên điều dưỡng chính quy được làm luận văn thay cho hình thức thi tốt nghiệp với số lượng 5-14 sinh viên/năm. Do vậy năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên đã nâng cao. Nhiều đề tài có chất lượng được báo cáo tại các Hội nghị KH toàn quốc và đăng ở các tạp chí có uy tín trong nước và ngoài nước.

Khoa Điều dưỡng đã tổ chức nhiều hội thảo quốc tế và hội thảo trong nước về điều dưỡng với sự tham gia của các Giáo sư và chuyên gia điều dưỡng đầu ngành đến từ các nước trên thế giới.

CẬP NHẬT CÔNG BỐ QUỐC TẾ KHOA ĐIỀU DƯỠNG 2017-2022

1. Associated Factors and Pharmacists’ Role in Medication Adherence and Glycemic Control: A Study in Outpatients With Diabetes at Hue University Hospital, Vietnam. Nhi Tran, Thi Thuy ; Cuc Ngo, Thi Kim; Nguyen, Thanh Tin; Diep Do, Thi Hong; Phuong Vo, Thi Hong; Le, Van An; Lan Duong, Thi Ngoc; Nhi Nguyen, Thi Y; Le, Chuyen; The Senior Care Pharmacist, 2022. Doi:10.4140/TCP.n.2022.24

2. Development and Evaluation of Cultural Competence Course on Undergraduate Nursing Students in Vietnam. Trang-Thi-Thuy Ho, Jina Oh, Int J Environ Res Public Health, 2022, Doi:10.3390/ijerph19020888

3.The Effects of Combined Physical and Cognitive Interventions on Direct and Indirect Fall Outcomes for the Elderly with Mild Cognitive Impairment: A Systematic Review. Hai Mai Ba and Jiyun Kim, Health care. 2022. Doi:10.3390/healthcare10050862

4. The Role of Job Resources in the Relationship between Job Demands and Work-Related Musculoskeletal Disorders among Hospital Nurses in Thua Thien Hue Province, Vietnam, Hai Mai Ba and Jiyun Kim, Int J Environ Res Public Health. 2022. Doi:10.3390/ijerph19084774

5. Study on changes of the concentration of some indicators of the serum iron test in patients with nephrotic syndromein Vietnam. Le Van An, Le Chuyen, Duong Thi Ngoc Lan, Pham Thi Thuy Vu, Nguyen Thi Thu Thao, Vo Hoang Lam. Indian Journal of Public Health Research & Development. 2021.Doi:: 10.37506/ijphrd.v12i2.14113

6. Study on relationship between serum Iron, transferrin and ferritin with proteinuria in adult nephrotic syndrome patients in Vietnam. Le Van An, Nguyen Duc Thuan, Vo Hoang Lam.Indian Journal of Public Health Research & Development. 2021. Doi10.37506/ijphrd.v12i3.16089

7. Aerobic vaginitis in the third trimester and its impact on pregnancy outcomes. Anh Thi Chau Nguyen, Na Thi Le Nguyen, Thu Thi Anh Hoang, Tuyen Thi Nguyen, Trang Thi Quynh Tran, Dan Nu Tam Tran, Anh Thi Kim Nguyen, Linh Manh Tran, Duc Huu Chau Nguyen, Tam Minh Le, Binh Duy Ho, Tiiu Rööp, Siiri Kõljalg, Jelena Štšepetova, An Van Le, Andres Salumets & Reet Mändar. BMC Pregnancy and Childbirth. 2021. Doi:10.1186/s12884-022-04761-5

8. Relationships between symptom control, medication management, and health literacy of patients with asthma in Vietnam. Doan Thi Kim Cuc, Nonglak Methakanjanasak, Ho Thi Thuy Trang. Belitung Nursing Journal. 2021.Doi: 10.33546/bnj.1398

9. Effects of a newborn care education program using ubiquitous learning on exclusive breastfeeding and maternal role confidence of first-time mothers in Vietnam: a quasi-experimental study. Tran Thi Nguyet , Nguyen Vu Quoc Huy , Yunmi Kim. Korean J Women Health Nurs. 2021.Doi:10.4069/kjwhn.2021.12.03

10. Dental findings of persons with Osteogenesis Imperfecta in Vietnam. Minh Son Nguyen , Mare Saag, Ho Duy Binh, Katre Maasalu , Sulev Kõks, Aare Märtson,Thi Thuy Le, Triin Jagomägi. Stoma Edu J. 2020.Doi:0.25241/stomaeduj.2020.7(2).art.2

11. Inter‐ and Intrafamilial Phenotypic Variability in Individuals with Collagen‐Related Osteogenesis Imperfecta. Lidiia Zhytnik, Katre Maasalu, Tiia Reimand, Binh Ho Duy, Sulev Kõks, Aare Märtson. Clinical and Translational science. 2020. Doi: 10.1111/cts.12783

12. A study of core competency among staff nurses at a university hospital in the Socialist Republic of Vietnam. Duong Thi Dieu Huong, Kanittha Volrathongchai, Ho Duy Binh. Journal of Nursing Science & Health. 2020. https://he01.tci-thaijo.org/index.php/nah/article/view/241564

13. Genetic interaction between two VNTRs in the MAOA gene is associated with the nicotine dependence. Gea Kõks, Ele Prans, Xuan D Ho, Binh H Duy, Ha DT Tran, Ngoc BT Ngo, Linh NN Hoang, Hue MT Tran, Vivien J Bubb, John P Quinn, Sulev Kõks. Experimental Biology and Medicine. 2020.Doi:10.1177/1535370220916888

14. Exploring Learning Strategies of Nursing Students at Hue University of Medicine. and Pharmacy, Vietnam. Nguyen Thi Anh Phuong, Ho Thi Thuy Trang, Ton Nu Minh Duc,Tran Thi Nguyet, Tran Thi Hang, Nguyen Thi Thu Thao,Nguyen Vu Quoc Huy. Problem based learning. 2020.Doi:10.24313/jpbl.2020.00276

15.Transitional Care Interventions for Patients with Heart Failure: An Integrative Review. Hai Mai Ba, Youn-Jung Son, Kyounghoon Lee, Bo-Hwan Kim. Int J Environ Res Public Health. 2020.Doi:10.3390/ijerph17082925

16. Factors influencing physical activities of older adults with hip fracture surgery in Vietnam. Vo Thanh Ton, Oh Jina. Health Science Journal. 2020.

17. De novo and inherited pathogenic variants in collagen‐related osteogenesis imperfecta.Lidiia ZhytnikKatre MaasaluBinh Ho Duy,  Andrey PashenkoSergey KhmyzovEne ReimannEle PransSulev KõksAare MärtsonMol Genet Genomic Med. 2019. Doi:10.1002/mgg3.559

18. Cross-Sectional Study to Characterise Nicotine Dependence in Central Vietnamese Men. Gea Kõks, Ha Diep Thi TranNgoc Bich Thi NgoLinh Nhat Nguyen HoangHue Minh Thi TranThanh Cao NgocThuoc Doan PhuocXuan Dung HoBinh Ho Duy, Freddy LättekiviSulev Kõks. Substance abuse research and treatment. 2019. Doi:10.1177/1178221818822979

19.The genetic legacy of continental scale admixture in Indian Austroasiatic speakers. KaiTätte Luca Pagani, Ajai K. Pathak, Sulev Kõks, Binh Ho Duy, Xuan Dung Ho, Gazi Nurun Nahar Sultana, Mohd Istiaq Sharif, MdAsaduzzaman, Doron M. Behar, Yarin Hadid, RichardVillems, GyaneshwerChaubey, Toomas Kivisild & Mait Metspalu.Scientific Reports. 2019.Doi:10.1038/s41598-019-40399-8

20. IFITM5 pathogenic variantcauses osteogenesis imperfecta V with various phenotype severity in Ukrainian andVietnamese patients.Lidiia ZhytnikKatre MaasaluBinh Ho Duy, Andrey PashenkoSergey KhmyzovEne ReimannEle PransSulev KõksAare Märtson.Hum Genomics.2019. Doi:10.1186/s40246-019-0209-3

21.Cross-Sectional Study to Characterise Nicotine Dependence in Central Vietnamese Men.Gea KõksHa Diep Thi TranNgoc Bich Thi NgoLinh Nhat Nguyen HoangHue Minh Thi TranThanh Cao NgocThuoc Doan PhuocXuan Dung HoBinh Ho DuyFreddy LättekiviSulev Kõks. Subst Abuse. 2018. Doi:10.1177/1178221818822979

22.Genetic Interaction Between Two VNTRs in the SLC6A4 Gene Regulates Nicotine Dependence in Vietnamese Men. Gea KõksEle PransHa Diep Thi TranNgoc Bich Thi NgoLinh Nhat Nguyen HoangHue Minh Thi TranThanh Cao NgocThuoc Doan PhuocXuan Dung HoBinh Ho DuyFreddy LättekiviJohn QuinnSulev Kõks. Front Pharmacol. 2018. Doi: 10.3389/fphar.2018.01398

23. Implementation of a Sustainable Training System for Emergency in Vietnam. Sunjoo KangHyejin SeoBinh Duy HoPhuong Thi Anh Nguyen. Front Public Health.Doi:10.3389/fpubh.2018.00004

24. Preventive Strategies for Suicide in Asian Countries: Focusing on China, Japan, Korea, Sri Lanka, and Vietnam. Jeong Yee BaeNguyen Thi Phuong ThaoHo Thi Thuy TrangThanuja Ariyasinghe Asurakkody. Journal of Safety and Crisis Management.

2018.Doi: https://www.earticle.net/Article/A347988

25. Exploring Learning Styles in Students Attended Problem-Based Learning Package at Hue University of Medicine and Pharmacy.Nguyen Thi Anh PhuongTrang Ho Thi ThuyBa Hai MaiDuc Ton Nu MinhHa Hoang Thi VietBao Ha Van AnhHuy Nguyen Vu Quoc. Journal of Problem-Based Learning. 2018. 10.24313/jpbl.2018.5.2.37

26. Capacity development in an undergraduate nursing program in Vietnam. Sunjoo KangThi Thuy Trang Ho, and Thi Anh Phuong NguyenFront Public Health. 2018.Doi:10.3389/fpubh.2018.00146

27.Attitudes and perceptions towards nursing profession among nursing students at hue university of medicine and pharmacy. Ba Hai Mai, Thi My Yen Ho, Thi Thu Thao Nguyen, Le Thi Thanh Phan, Thi Huong Hoang,·Nguyen Thi Anh Phuong. Journal of Problem-Based Learning. 2018. Doi:10.24313/jpbl.2018.5.2.55

28. Occlusal features and need for orthodontic treatment in persons with osteogenesis imperfecta. Minh Son Nguyen,  Ho Duy Binh, Khac Minh NguyenKatre MaasaluSulev KõksAare MärtsonMare Saag, and Triin JagomägiClin Exp Dent Res. 2017. Doi:10.1002/cre2.53

29. The clinical features of osteogenesis imperfecta in Vietnam. Ho Duy BinhKatre MaasaluVu Chi DungCan T Bich NgocTon That HungTran V NamLe N Thanh NhanEle PransEne ReimannLidiia ZhytnikSulev KõksAare Märtson. Int Orthop. 2017.Doi: 10.1007/s00264-016-3315-z

30. Promoting synergistic partnerships in low resource countries: a case study exemplar. Michele J UpvallHo Thi Thuy TrangJill B DerstineMaria A MendozaPriscilla L SagarPat Scheans. Contemp Nurse. 2017. Doi: 10.1080/10376178.2017.1388747

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG