Hộ sinh

Cử nhân Hộ sinh

4 năm

Đại học Chính quy

7720302

THPT Quốc gia


Chương trình đào tạo

NGÀNH HỘ SINH

(MIDWIFERY)

MÃ SỐ: 7720302

 

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên ngành hộ sinh có thể hiểu và giải thích được những mối liên quan giữa xã hội, văn hóa, sức khỏe cộng đồng trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh; có kiến thức và kỹ năng trong chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh qua các thời kỳ: trước khi mang thai, trong thời kỳ thai nghén, trong chuyển dạ và sinh đẻ và trong thời gian hậu sản; có kiến thức, kỹ năng chăm sóc và tư vấn cho phụ nữ thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm:

1.2.1. Kiến thức

- M01: Có kiến thức chung trong toàn Đại học Huế về Giáo dục chính trị, an ninh quốc phòng, giáo dục thể chất, ngoại ngữ và công nghệ thông tin

- M02: Có kiến thức nền tảng của khối kiến thức giáo dục Chuyên nghiệp về khoa học cơ bản, y học cơ sở, tâm lý y học- đạo đức y học, Pháp luật – Tổ chức y tế, sức khỏe môi trường để có thể ứng dụng trong chuyên ngành Hộ sinh

- M03: Có kiến thức nền tảng và nâng cao của nhóm kiến thức ngành và chuyên ngành trong lĩnh vực Hộ sinh để có thể chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh qua các thời kỳ và trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

1.2.2. Kỹ năng

- M04: Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực sản phụ khoa, sơ sinh phù hợp với bối cảnh văn hóa, xã hội, y tế cộng cộng và đạo đức nghề nghiệp.

- M05: Có kỹ năng  tự nghiên cứu và khám phá kiến thức, tự phát triển chuyên môn liên tục

- M06: Có kỹ năng tư duy hệ thống, tổng hợp kiến thức chung của ngành và chuyên ngành ứng dụng trong thực hành chuyên môn phù hợp hệ thống y tế và hướng dẫn quốc gia

- M07: Thực hiện được các  kỹ năng nghề nghiệp trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh qua các thời kỳ, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình

1.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- M08: Có năng lực tự chủ và trách nhiệm cá nhân tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, quy định Pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng giá trị và quyền con người của phụ nữ, đồng nghiệp  trong khi thực hành nghề nghiệp

- M09: Có năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp về các quyết định thực hành lâm sàng cũng như những kết quả có liên quan đến quá trình cung cấp các dịch vụ chăm sóc trong phạm vi thực hành nghề nghiệp của mình

- M10: Có năng lực tự chủ và trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng khi thực hành nghề nghiệp để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ y tế cho phụ nữ và gia đình họ.

2. Mục tiêu đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên ngành hộ sinh có thể hiểu và giải thích được những mối liên quan giữa xã hội, văn hóa, sức khỏe cộng đồng trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh; có kiến thức và kỹ năng trong chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh qua các thời kỳ: trước khi mang thai, trong thời kỳ thai nghén, trong chuyển dạ và sinh đẻ và trong thời gian hậu sản; có kiến thức, kỹ năng chăm sóc và tư vấn cho phụ nữ thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm:

2.2.1. Kiến thức

- M01: Có kiến thức chung trong toàn Đại học Huế về Giáo dục chính trị, an ninh quốc phòng, giáo dục thể chất, ngoại ngữ và công nghệ thông tin

- M02: Có kiến thức nền tảng của khối kiến thức giáo dục Chuyên nghiệp về khoa học cơ bản, y học cơ sở, tâm lý y học- đạo đức y học, Pháp luật – Tổ chức y tế, sức khỏe môi trường để có thể ứng dụng trong chuyên ngành Hộ sinh

- M03: Có kiến thức nền tảng và nâng cao của nhóm kiến thức ngành và chuyên ngành trong lĩnh vực Hộ sinh để có thể chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh qua các thời kỳ và trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

2.2.2. Kỹ năng

- M04: Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực sản phụ khoa, sơ sinh phù hợp với bối cảnh văn hóa, xã hội, y tế cộng cộng và đạo đức nghề nghiệp.

- M05: Có kỹ năng  tự nghiên cứu và khám phá kiến thức, tự phát triển chuyên môn liên tục

- M06: Có kỹ năng tư duy hệ thống, tổng hợp kiến thức chung của ngành và chuyên ngành ứng dụng trong thực hành chuyên môn phù hợp hệ thống y tế và hướng dẫn quốc gia

- M07: Thực hiện được các  kỹ năng nghề nghiệp trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh qua các thời kỳ, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình

2.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- M08: Có năng lực tự chủ và trách nhiệm cá nhân tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, quy định Pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng giá trị và quyền con người của phụ nữ, đồng nghiệp  trong khi thực hành nghề nghiệp

- M09: Có năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp về các quyết định thực hành lâm sàng cũng như những kết quả có liên quan đến quá trình cung cấp các dịch vụ chăm sóc trong phạm vi thực hành nghề nghiệp của mình

- M10: Có năng lực tự chủ và trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng khi thực hành nghề nghiệp để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ y tế cho phụ nữ và gia đình họ.

3. Thời gian đào tạo     : 4 năm

 

4. Khối lượng kiến thức toàn khoá : 133 đơn vị tín chỉ



Chuẩn đầu ra
  1. Tên chương trình đào tạo (Tiếng Việt): Hộ sinh
  2. Tên chương trình đào tạo (Tiếng Anh): Midwifery
  3. Trình độ đào tạo: Đại học
  4. Mã ngành đào tạo: 7720302
  5. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã dự thi xong kỳ thi THPT quốc gia: có kết quả thi và giấy chứng nhận tốt nghiệp (hoặc tương đương)
  6. Thời gian đào tạo: 4 năm
  7. Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung
  8. Số tín chỉ yêu cầu tối thiểu: 132 (chưa tính GDTC, GDQP)
  9. Thang điểm: Thang điểm 4 (tín chỉ)
  10. Điều kiện tốt nghiệp: Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo; Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên (thang điểm 4); Có chứng chỉ GDQP, GDTC, NNKC
  11. Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân hộ sinh
  12. Vị trí làm việc: Đảm nhiệm được các vị trí công tác của cử nhân hộ sinh trình độ đại học tại các cơ sở y tế, tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về y dược và các viện, trung tâm nghiên cứu.
  13. Khả năng nâng cao trình độ: Hệ thực hành (Hộ sinh chuyên khoa cấp I, cấp II), hệ nghiên cứu (Thạc sỹ, Tiến sỹ)